Táo bón: Phân loại và Nguyên nhân Tại sao bị táo bón

Táo bón là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng ta cần phân loại và xác định nguyên nhân gây ra táo bón.

Duới đây là chia sẻ từ Ths Sĩ Nguyễn Văn Hậu- Bv Tâm Anh - Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú- Bv Vinmec Đà Nẳng, Bs Ngô Quốc Hùng.

Phân loại táo bón

Táo bón có thể được chia thành hai loại chính: táo bón cơ năng (hay còn gọi là táo bón thứ phát)m và táo bón thực thể (hay còn gọi là táo bón nguyên phát).

Táo bón cơ năng/ táo bón thứ phát:

Táo bón cơ năng xảy ra khi đường ruột hoạt động bình thường nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. 

Loại này chiếm khoảng 90%-95% các trường hợp táo bón và không kèm theo bất thường về giải phẫu học. Có ba dạng chính của táo bón cơ năng:

Táo bón nhu động bình thường: do rối loạn cơ chế tống phân.

Táo bón nhu động chậm: Thường gặp ở phụ nữ, ít có nhu cầu đại tiện.

Rối loạn chức năng sàn chậu: Khối cơ và dây chằng thoái hóa.

Táo bón thực thể

Táo bón thực thể chiếm khoảng 5%-10% các trường hợp và liên quan đến các rối loạn về giải phẫu hoặc sinh hóa trong đường ruột. 

Các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng thuộc loại này bao gồm phân lổm nhổm như phân dê và có thể do các nguyên nhân cản trở trong đường ruột như tắc ruột, polyp, khối u, hoặc dị vật.

Nguyên nhân của táo bón cơ năng/ táo bón thứ phát

Nguyên nhân gây ra táo bón cơ năng rất đa dạng, bao gồm:

Chế độ ăn không hợp lý: Thiếu chất xơ, ăn nhiều thịt và đồ chiên xào.

Uống nước không đủ: Làm cho phân khô lại.

Nhai không kỹ: Thức ăn không tiêu hóa tốt gây tắc ruột.

Thiếu men tiêu hóa và dịch tiêu hóa: 

Khi thức ăn vào hệ tiêu hóa, cùng với sự nhào bóp của dạ dày, có sự tham gia của men tiêu hóa như alpha amylase, alpha glucosidase, lactase, để tiêu hóa chất béo, bột đường, sữa cùng với dịch ở ruột và lợi khuẩn sẽ tiêu hóa thức ăn. 

Men tiêu hóa bị chi phối bởi nhiều cơ quan đóng dọc theo đường tiêu hóa. Khi  các cơ quan này hoạt động không tốt sẽ  gây ra sự thiếu hụt các men tiêu hóa và dịch tiêu hóa. Vấn đề này thường xảy ra với người già và người có vấn đề gan mật;

Ít lợi khuẩn: 

Lợi khuẩn tập trung ở cuối dạ dày, khu trú nhiều nhất ở đại tràng.

Lợi khuẩn sinh sản, tạo sự căng trướng trong lòng đại tràng, làm co bóp khi đại tràng căng, và tống phân ra ngoài;

Không có sự căng trướng của thể tích lồng đại tràng: Gây phản xạ đi đại tiện kém.

Sự căng trướng thể tích lòng đại tràng khiến kích thích phản xạ co bóp của đại tràng, gây ra phản xạ đi đại tiện.

Khối lượng thức ăn ngày càng rộng hơn ở phía đại tràng so với phần ruột non;

Khối thức ăn chứa nhiều độc tố hơn và căng trướng nhiều hơn, kích thích phản xạ đi cầu.

Các chất ở thành đại tràng có hiện tượng tái hấp thu nước, làm phân khô lại. Nếu đóng khô quá mức thì tạo ra táo bón.

Đại tràng giãn rộng do ngồi lâu khi đi đại tiện hoặc bị suy dinh dưỡng.

Thiếu canxi cũng khiến cơ co bóp kém.

Đối với trẻ em: 

Thường gặp ở giai đoạn thay đổi từ uống sữa mẹ sang ăn dặm, vì men tiêu hóa ít nên không tiêu hóa được lượng tinh bột, gây táo bón. 

Do đó cấu trúc ăn dặm của trẻ ở giai đoạn này nên thay đổi từ sữa sang thức ăn có nguồn gốc thực vật trước, sau đó hãy chuyển sang thức ăn có đạm động vật;

Chế độ ăn ít chất xơ: 

Trẻ em không ăn rau, người già răng yếu nên không ăn rau;

Chế độ ăn công nghiệp ít chất xơ;

Rối loạn cảm xúc: buồn quá khiến người ta ít ăn, hoặc đi nhậu nhẹt, ăn tiệm với chế độ ít chất xơ;

Người bị đái tháo đường ăn ít chất xơ. Chế độ ăn ít chất xơ ở người đái tháo đường còn dẫn đến hậu quả tăng đường huyết đột ngột vì không có chất xơ bao bọc thức ăn khi vào ruột, khiến cho đường trong thức ăn phóng thích vào máu một lượng quá nhiều tại một thời điểm.

Đại tràng giãn rộng: 

Do ngồi lâu khi đi đại tiện;

Hoặc những người Ruột kém hấp thu ;

Bị nhược cơ, bị suy dinh dưỡng, thiếu protein làm thành đại tràng mỏng,  giãn rộng, làm cơ co bóp chậm, thức ăn di chuyển chậm, gây táo bón. 

Thiếu Canxi cũng khiến cơ co bóp kém, gây táo bón

Ăn nhiều thịt, đồ ăn chiên xào, làm cho dung mao ở dạ dày bị mòn dần, chức năng tiết nước ít đi, làm cho việc tái hấp thu nước vào đường ruột ít, gây táo bón.  Mỗi lần ăn đồ chiên ráng thì nên uống canh, soup.

Nhiễm trùng đường tiểu: vì tiểu rát, tiểu són nên sợ đi tiểu, và sợ luôn đi đại tiện.

Công nhân ở nhà máy làm trong dây chuyền không có thời gian đi vệ sinh.

Tư thế đi đại tiện sai cách, giờ giấc bất thường. Giờ đào thải của đại tràng là 5-7 giờ sáng.

Tâm lý sợ đi đại tiện khi thay đổi môi trường: trẻ đi nhà trẻ: mắc cỡ với các bạn, đổi bô, cô la mắng 1 bạn thì các bạn khác sợ và nín đại tiện, đi du lịch chổ lạ, thiết bị vệ sinh lạ.

Ít vận động, Ngồi làm việc trong thời gian dài, Không tập thể dục thường xuyên;

Căng thẳng, lo lắng thường xuyên.

Thay đổi thể chất đột ngột: phụ nữ mang thai và phụ nữ ở giai đoạn 6 tuần sau khi sinh;

Bệnh lý toàn thân: Thần kinh, tâm lý, nội tiết, bệnh mô liên kết, nhiễm độc chì.

Mang thai: Thay đổi nội tiết tố, áp lực từ tử cung.

Thuốc: tác dụng phụ của Một số loại thuốc gây táo bón.

Nguyên nhân của táo bón thực thể

Táo bón thực thể là do các nguyên nhân cản trở trong đường ruột như: 

Tắc ruột do có nắm tóc, dị vật, polyp, Khối u, ung thư, búi phân, khối giun;

Trẻ em: 

Sinh non: đường ruột chưa hình thành các chức năng đầy đủ.

Ăn chậm tiêu;

Trẻ nuốt phân su ở trong bào thai;

Triệu chứng ống trực tràng co thắt nhỏ lại, làm phân khó di chuyển;

Nhiễm trùng, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đại tràng trái co nhỏ làm phân khó đi qua;

Hạ kali máu: kali giúp đường ruột co bóp, khi thiếu kali thì đường ruột co bóp yếu, gây liệt ruột và táo bón. Uông thuốc hạ huyết áp gây hạ kali máu, gây liệt ruột;

Hạ hoặc tăng canxi đều gây ra tắc ruột thực thể, do đó khi uống canxi phải có Magie để co bóp.

Bị đa niệu: khiến đi tiểu nhiều, khi nước tập trung ở thận nhiều, thì nước tái hấp thu ở lồng ruột ít, gây táo bón.

Liệt não: không điều khiển được tất cả các dây thần kinh trung ương, trong đó có dây thần kinh số 10 chi phối vùng bụng và ngực;

Chấn thương tủy sống, liệt tủy từ xương sống xuống 2 chân, bị tai biến liệt 2 chân, cả hệ thống thần kinh ở khu vực đó không được đánh thức;

Bị bệnh Mega colon: 

- Là hiện tượng khối phân nong đại tràng lớn ra, phân khô cứng thời gian lâu  gây phì đại trực tràng

- Phản xạ co bóp của đại tràng là phản xạ hướng đến khung trực tràng phía dưới. 

- Trong quá trình di chuyển, càng di chuyển càng mất nước ở khối phân nhiều hơn khiến phân đóng khuôn khô nhiều hơn, xảy ra hiện tượng mega colon. 

- Trong bụng có phân lổm nhổm do phân đóng lâu ngày, gây suy dinh dưỡng;

Lỗ trực tràng bị co nhỏ, chai cứng, hoặc lỗ hậu môn rất rộng vì bị kích thích, rặn nhiều làm giãn nở cơ vòng hậu môn;

Đại tràng trái bị nhỏ bẩm sinh;

Bệnh nhân bị suy giáp khiến cho hàm lượng T3-T4-TSH bị giảm, tuyến giáp không hoạt động tốt,chỉ số chuyển hóa cơ bản thấp (BMR)  gây suy nhược toàn bộ, không muốn cử động các bộ phận trong cơ thể, nên lười đi đại tiện và gây táo bón;

Hậu môn bị lạc chổ: ví dụ hậu môn ở phần bìu hoặc âm đạo;

Vô hạch đại tràng: là hiện tượng không có hạch cảm giác thần kinh ở đại tràng, nên khi phân đầy, đại tràng không có sự kích thích co bóp đại tràng, do đó đại tràng cứ trướng lên, mà không có gì kích thích đi đại tiện, gây táo bón.

Kết luận

Hiểu rõ về các loại táo bón và nguyên nhân gây ra tình trạng bị táo bón sẽ giúp chúng ta phòng tránh và điều trị hiệu quả hơn. 

Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng như đã mô tả ở trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

KHOẺ HẠNH PHÚC

Địa chỉ: 12 Thạnh  Mỹ Lợi, KP1, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, Tp. Thủ Đức, TPHCM.

Hotline/Zalo: 0975366342

Email: khoehanhphuc.vn@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng