Táo Bón và Dấu Hiệu của Táo bón

Đại tiện là nhu cầu thiết yếu để đào thải chất cặn bã sau khi cơ thể hấp thu triệt để các dưỡng chất. Tuy nhiên, táo bón là một triệu chứng khá phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Loạt bài viết về táo bón trong trang web này là tổng hợp các chia sẻ từ các Bác Sĩ: Ths Sĩ Nguyễn Văn Hậu- Bv Tâm Anh, Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú- Bv Vinmec Đà Nẳng, Bs Ngô Quốc Hùng, sẽ giúp chúng ta có hiểu biết hơn vể táo bón, từ đó biết cách phòng tránh, và xử lý khi bị táo bón, tránh tinh trạng để táo bón ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Định nghĩa táo bón

Táo bón là một rối loạn tiêu hóa khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn hoặc giảm tần suất đại tiện. 

Các triệu chứng bao gồm phân cứng, phân nhỏ và rời rạc, cảm giác tống phân không hết, đau và cứng khi đi đại tiện.

Người bị táo bón thường phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần. Ngoài ra còn có thể gặp các triệu chứng như chảy máu hậu môn, bụng co thắt và đau rát hậu môn.

Hiện trạng táo bón trong xã hội và ảnh hưởng sức khỏe

Táo bón không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát của người bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh: Theo thống kê, khoảng 17% dân số toàn cầu mắc phải tình trạng này nhưng chỉ có 12% tự xác định được mình đang bị bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh: Người trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ từ 30-40%, phụ nữ mắc cao gấp ba lần nam giới.

Trẻ em: Táo bón ở trẻ em chiếm từ 3-5% số lượng bệnh nhân nhi đi khám tại các bệnh viện. Đáng chú ý là có tới 30% trẻ em bị táo bón không được đưa đi khám.

Những đối tượng dễ bị táo bón

Một số nhóm người dễ bị táo bón bao gồm:

Nhân viên văn phòng: do ngồi lâu ít hoạt động, ăn uống không điều độ và tiêu thụ nhiều đồ cay nóng hoặc uống nhiều rượu bia.

Người gìa: do chức năng đường ruột suy giảm và ít vận động.

Phụ nữ mang thai và sau sinh: do thay đổi hormone nội tiết cùng chế độ ăn uống quá nhiều dinh dưỡng.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: thường gặp ở giai đoạn thay đổi từ uống sữa mẹ sang ăn dặm, vì men tiêu hóa ít nên không tiêu hóa được lượng tinh bột, gây táo bón.

Dấu hiệu nhận biết táo bón

Các yếu tố sau đây kéo dài trong một tháng hoặc hơn thì kết luận là bạn đang bị táo bón:

Đi đại tiện ít hơn ba lần mỗi tuần.

Phân đóng khuôn khô cứng khó ra ngoài, hoặc khối phân to gây tắc nghẽn; hiện tượng "rắn bò" do nhu động ruột co bóp để tống phân ra ngoài nhưng gặp khó khăn vì phân quá cứng.

Phân nhỏ lổm nhổm khó đẩy ra ngoài.

Có ít nhất một lần mỗi tuần gặp khó khăn khi đại tiện dù đã dùng lực để đẩy khối phân ra mà không được.

Bụng trướng, đau bụng kèm theo ói mửa; đặc biệt trướng ở vùng hạ vi ở hố chậu bên trái.

Có máu trong phân hoặc máu sau khi đi đại tiện; đặc biệt cần chú ý nếu bạn trên 60 tuổi vì đây có thể là dấu hiệu của khối u hoặc ung thư trực tràng.

Chảy máu sau khi đi đại tiện do phản xạ co bóp mạnh làm tổn thương tĩnh mạch vùng hậu môn.

Vẫn còn cảm giác muốn đi nữa sau khi đi đại tiện xong nhưng không thể tiếp tục được do phần còn lại của phân kích thích hơn trong đại tràng.

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như sốt, giảm cân bất thường và mệt mỏi kéo dài.

Kết luận

Táo bón là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng lại thường bị xem nhẹ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của tình trạng này sẽ giúp bạn tìm kiếm phương pháp điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào như đã nêu trên trong thời gian dài thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

KHOẺ HẠNH PHÚC

Địa chỉ: 12 Thạnh  Mỹ Lợi, KP1, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, Tp. Thủ Đức, TPHCM.

Hotline/Zalo: 0975366342

Email: khoehanhphuc.vn@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng